Gang Thép vẫn là tiếp tục phổ biến nhất trong cuộc sống của chúng ta, trong đó thép được chia ra rất nhiều loại tùy vào ứng dụng yêu cầu. Trong những bài trước chúng tôi đã đề cập tới thép cacbon, thép hợp kim, thép không gỉ, HSLA….Trong bài viết này chúng tôi xin trình bày những kiến thức phổ biến nhất về một loại thép rất gần gũi với cuộc sống của chúng ta là thép làm cốt bêtông.
Thép làm cốt bêtông là gì?
Thép làm cốt bêtông là loại chuyên làm tăng khả năng chịu kéo, uốn và tải trọng động cho cấu kiện, rất thường gặp hàng ngày. TCVN 1651-85 (TCVN1651-2:2018)
chia các thép bêtông ra làm bốn cấp: C-I, C-II, C-III và C-IV:
- Cấp C-I là cấp chịu lực thấp nhất dùng thép tròn trơn với mác CT38,
- Cấp C-II dùng thép có đốt với mác CT51
- Các cấp C-III, C-IV là cấp chịu lực cao hơn dùng thép HSLA với các mác 35MnSi, 18Mn2Si, 25Mn2Si, 20CrMn2Zr của TCVN 3104-75
Thép làm cốt bêtông của Hoa Kỳ được dùng theo ASTM.
- Loại tròn trơn: σb >485 MPa, σ0,2 > 385 MPa
- Loại có đốt: σb >550 MPa, σ0,2 > 485 MPa
Tức là có cấp bền cao hơn cáp CI và CII của TCVN
Theo JIS 3112 có hai mác thép tròn trơn: SR235 và SR295, bốn mác thép đốt: SD295, SD345, SD390, SD490, trong đó σb tối thiểu theo MPa
Yêu cầu kỹ thuật với thép cốt bêtông là gì?
Yêu cầu kỹ thuật đối với thép cốt bê tông, thép cốt bê tông dự ứng lực và thép cốt bê tông phủ epoxy đã quy định rất rõ trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép làm cốt đóng cọc bê tông (QCVN 7:2011/BKHCN).
Theo đó, yêu cầu kỹ thuật đối với thép cốt đóng cừ bê tông, quy định kích thước, khối lượng 1 m dài và sai lệch cho phép theo Bảng 1.
Mác và tính chất cơ học của thép thanh tròn trơn theo các quy định của TCVN 1651-1:2008, Thép cốt bê tông – Phần 1: Thép thanh tròn trơn (không áp dụng tỷ số Rm/ReH ≥ 1,46 trong Bảng 5).
Yêu cầu về gân, mác và tính chất cơ học của thép thanh vằn theo các quy định của TCVN 1651-2:2008, Thép cốt bê tông – Phần 2: Thép thanh vằn.
Hình dạng, kích thước và tính chất cơ học của lưới thép hàn theo các quy định của TCVN 1651-3:2008 (ISO 6395-3:2007), Thép cốt bê tông – Phần 3: Lưới thép hàn.
Đối với thép cốt đóng cọc bê tông dự ứng lực, hình dạng bề mặt, kích thước, khối lượng 1 m dài và sai lệch cho phép, tính chất cơ học của thép cốt bê tông dự ứng lực theo các quy định của TCVN 6284:1997 (ISO 6934:1991), Thép cốt bê tông dự ứng lực: Phần 1 – Yêu cầu chung; Phần 2 – Dây kéo nguội; Phần 3 – Dây tôi và ram; Phần 4 – Dảnh; Phần 5 – Thép thanh cán nóng có hoặc không có xử lý tiếp.
Yêu cầu kỹ thuật đối với thép cốt bê tông phủ epoxy quy định hình dạng bề mặt, kích thước, khối lượng 1 m dài và sai lệch cho phép và tính chất cơ học của thép cốt bê tông phủ epoxy theo các quy định của: – TCVN 7934:2009 (ISO 14654:1999), Thép phủ epoxy dùng cho cốt bê tông; – TCVN 7935:2009 (ISO 14655:1999), Dảnh phủ epoxy dùng cho bê tông dự ứng lực.
Trong trường hợp thép làm cốt đóng cừ bê tông nhập khẩu và sản xuất trong nước theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc gia nước ngoài QCVN 7:2011/BKHCN và tiêu chuẩn ASTM thì các yêu cầu về hình dạng bề mặt, kích thước, khối lượng 1 m dài và sai lệch cho phép, mác, tính chất cơ học cho phép theo quy định của tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc gia nước ngoài, tiêu chuẩn ASTM được nhà sản xuất công bố áp dụng.
1) Đường kính d50 chỉ áp dụng cho thép thanh vằn.
2) Cho phép sử dụng đường kính danh nghĩa theo các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc gia nước ngoài, tiêu chuẩn ASTM do nhà sản xuất công bố áp dụng khác với đường kính nêu trong Bảng 1 nhưng không được trái với các quy định liên quan trong quy chuẩn này.