Như đã đề cập về nhựa PET và nhiệt luyện khuôn nhựa PET trong bài trước. Trong bài viết này chúng tôi tiếp tục đề cập tới một số lưu ý trong quá trình ép phun PET.
1. Nhựa PET
PET (viết tắt của Polyethylene Terephthalate) là nhựa nhiệt dẻo, thuộc loại polyester, được dùng trong tổng hợp xơ sợi, vật đựng đồ uống, thức ăn và các loại chất lỏng, có thể ép phun để tạo hình. Vật liệu PET thường được sử dụng để ép phun cho khuôn nhựa chai, chẳng hạn như chai nước khoáng, chai coca-cola, chai nước trái cây, vv. Đặc điểm về nhựa PET:
- Nhựa PET có điểm nóng chảy gần 270 oC, vật phẩm nhựa được tạo hình bằng quá trình ép phun ở nhiệt độ 270 đến 280 oC.
- Độ trong suốt lên tới 90%, độ bóng cao
- Không sinh ra phác thải độc hại khi tiêu hủy
- Có tính kháng khuẩn tốt do đó có thể dùng trong ngành thực phẩm
2. Sấy nhựa PET
Tại sao phải sấy nhựa PET ?
Sấy khô nhựa PET trước khi ép phôi: Độ ẩm của các hạt nguyên liệu thô thường dao động từ 0.1 đến 0.3% (1000 đến 3000 ppm). Do đó cần sấy khô để tránh sinh ra các sản phẩm như (Acetaldehyde) axetandehit. Lúc này chai nước sẽ có mùi.
Thông số chính của quá trình sấy nhựa PET?
- Nhiệt độ cài đặt: 165-175 ℃
- Thời gian: 4-6 giờ
- Lưu lượng không khí khô 3.7m³ / kg / h
Mức độ sấy khô
Độ ẩm lý tưởng sau khi sấy là xấp xỉ: 10 đến 40 ppm (+/- 10 ppm), tức là 0.001-0.004%
3. Những vấn đề gặp phải khi đúc nhựa PET
- Giá trị AA quá cao: có rất nhiều nguyên nhân gây ra giá trị AA quá cao. Ví dụ do liệu đầu vào, hiệu quả sấy kém, nhiệt độ, thời gian hoặc áp suất sấy không phù hợp.
- Vết xước trên bề mặt thân hoặc cổ chai
- Co ngót và biến dạng: có thể do thời gian làm mát quá ngắn, hoặc nhiệt độ làm mát khuôn cao…
- Lỗ kim
- Sọc xương cá
- Co rút bên trong đáy chai