Trong bài trước chúng tôi đã phân loại về gang và thép nói chung. Bài này chúng tôi sẽ phân loại thép cacbon thông dụng và các đặc tính của chúng.
1.Nhóm thép cán nóng thông dụng (cacbon chất lượng thường)
Hiện nay nhóm cacbon thông dụng vẫn chiến tỷ lệ lớn (80%) khối lượng thép trong thực tế, thường ở trạng thái cán nóng (tấm, thanh, dây, thép…) để làm kết cấu xây dựng như nhà xưởng, cầu, cốt bê tông…, cũng có thể làm các chi tiết máy không quan trọng. Thông thường nhóm này không qua nhiệt luyện.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam nhóm này kí hiệu bằng chữ CT (C là cacbon, T là thép)
Ví dụ các mác:
-Nhóm quy định cơ tính A: CT31, CT33,…
-Nhóm quy định thành phần hóa học B: BCT31, BCT42..
-Nhóm quy định cả cơ tính, cả thành phần C: CCT31, CCT31s…
2. Nhóm thép kết cấu
Đây là nhóm thép chất lượng tốt có chứa lượng P và S thấp. Cụ thể S <0.04%; P<0.035 %. Theo tiêu chuẩn Việt Nam nhóm này được kí hiệu bằng chữ C với con số đứng sau là hàm lượng C theo phần vạn. Ví dụ: C10, C45, C80…
3. Nhóm thép dụng cụ
Đây là nhóm thép có thành phần C cao (>0.7%C) thuộc loại chất lượng tốt, được quy định chặt chẽ về thành phần hóa học, nhất là lượng P và S, được dùng làm dụng cụ với năng suất thấp và trung bình. Theo tiêu chuẩn Việt nam mác này được kí hiệu bằng chữ CD (C: cacbon, D: dụng cụ) với con số chỉ lượng cacbon trung bình theo phần vạn. Ví dụ: CD70, CD110…
4. Nhóm thép cacbon có công dụng riêng
Một số thép thường có: thép đường ray, thép lá dập sâu, thép dễ cắt, thép ổ lăn
5. Các tính chất của thép cacbon
Thép C được sử dụng rộng rãi vì ưu điểm sau:
-Rẻ tiền, dễ nấu luyện và không phải dùng các nguyên tố hợp kim đắt tiền, dễ luyện.
-Có cơ tính nhất định như độ cứng ( sau tôi có độ cứng không thua kém thép hợp kim thông dụng), tính công nghệ tốt (hàn, rèn, dập, kéo sợi, gia công cắt gọt…)
Tuy nhiên thép cacbon cũng có nhược điểm liên quan tới độ thấm tôi thấp do đó hiệu quả hóa bền bằng nhiệt luyện không cao, khả năng chịu nhiệt độ cao kém, trong khi đó thép hợp kim ngoài cơ tính cao, sau nhiệt luyện còn có những tính chất đặc biệt như tính chống ăn mòn, khả năng chịu nhiệt độ cao, có tính chất từ và điện đặc biệt.
Tài liệu tham khảo:
1-Phạm Mình Phương, Tạ Văn Thất- Sách Công nghệ nhiệt luyện